Review son Moart Velvet Lipstick
Blog làm đẹp
Phân biệt kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học
05/05/2020
Khi nhắc đến việc lựa chọn kem chống nắng, chúng ta đa phần không để ý nhiều đến loại kem chống nắng mà chúng ta mua, miễn có chỉ số SPF đủ cao là được. Tuy nhiên, mỗi loại kem chống nắng chắc chắn luôn có sự khác biệt và “sinh ra” là dành cho một loại da nào đó, có thể phù hợp với bạn hoặc không. Các cách phân biệt kem chống nắng dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ làn da tối ưu nhất.
Kem chống nắng được chia làm 2 loại phổ biến nhất: vật lý và hóa học.
1. Cách phân biệt kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng vật lý
Đặc điểm nhận dạng:
Là loại kem chống nắng được điều chế từ các thành phần khoáng chất tự nhiên, khi thoa sẽ có một lớp kem trắng trên da đóng vai trò như một lớp màng bảo vệ với khả năng phản xạ, phát tán tia UV khiến chúng không thể xuyên qua da.
Thành phần kem chống nắng vật lý thường có: zinc oxide, titanium dioxide
Ưu điểm:
- Lành tính, ít gây kích ứng, bảo vệ da bền vững.
- Có thể ra đường ngay sau khi thoa.
Nhược điểm:
Gây bí da, dễ bóng nhờn, dễ để lại vệt trắng nhem nhuốc, lớp kem chỉ nằm trên bề mặt nên khiến da trắng bạch mất thẩm mỹ.
Kem chống nắng hóa học
Đặc điểm nhận dạng:
Được điều chế từ những thành phần hóa học, thay vì phản xạ lại tia UV trước khi chúng tiếp xúc da như kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học sẽ hấp thụ các tia UV này và phân hủy, xử lý trước khi chúng gây nguy hại cho da.
Thành phần kem chống nắng hóa học thường có: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone…
Với các thành phần trong kem chống nắng hóa học, bạn cần đọc cẩn thận xem sản phẩm có chứa các chất gây kích ứng cho bạn hay không.
Mẹo nhanh để phân biệt: nếu không có zinc oxide và titanium dioxide thì đích thị đó là kem chống nắng hóa học.
Ưu điểm:
Thấm nhanh vào da, khô thoáng, không gây bóng dầu, không để lại lớp màu trên da.
Nhược điểm:
Sau khi thoa kem chống nắng, cần chờ 15 – 20 phút cho kem hấp thụ vào da rồi mới có thể ra ngoài trời.
Thường xuyên thoa lại sau 2 – 3 tiếng nếu làm việc, vui chơi ngoài trời vì chúng không bền vững trên da khi tiếp xúc ánh nắng.
Kem chống nắng vật lý lai hóa học
Nắm bắt được ưu và nhược điểm của cả hai dạng kem chống nắng vật lý và hóa học mà dạng “con lai” của chúng đã ra đời.
Các dòng sản phẩm chống nắng lai vật lý và hóa học này đều có chứa các thành phần hóa học và khoáng chất tự nhiên bảo vệ da khỏi tia UV.
Ngoài ra, với dạng kem chống nắng lai này, bạn hoàn toàn có thể thừa hưởng các “tinh hoa” vốn có của cả hai dạng: thấm nhanh, không gây bết dính, nặng mặt, ít để lại màng trắng, ít gây kích ứng cho da.
2. Làm thế nào để chọn đúng loại kem chống nắng bạn cần?
Kem chống nắng cho da nhạy cảm:
Một trong những kỹ năng cần thiết đó là nên biết qua một số thành phần quan trọng trong mỹ phẩm. Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm thì thành phần bạn cần tránh xa đó là oxybenzone và PABA, tức là nên nói không với kem chống nắng hóa học. Thông thường các loại kem chống nắng vật lý thường rất ít khi chứa các thành phần gây kích ứng da, và đó sẽ là lựa chọn thích hợp dành cho bạn.
Kem chống nắng cho da khô:
Đối với da khô, việc chọn kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm cho da là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo sau khi phơi nắng nên dù bạn có sử dụng kem chống nắng chứa chất dưỡng da thì vẫn nên thoa thêm kem dưỡng trước khi dùng kem chống nắng.
Kem chống nắng cho da dầu (da nhờn):
Da dầu mà phải chịu lớp kem dày bám trên mặt thì sẽ nhớp nháp khó chịu vô cùng, chưa kể nếu lớp kem vốn có màu trắng hơn da, lúc bị hòa vào dầu rồi loang lổ không đều màu mới thật là thảm họa. Bạn nên chọn các loại kem chống nắng có chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc "Oil Free" (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da. Nếu bạn không có vấn đề về mụn hoặc da quá nhạy cảm thì kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng thấm hút nhanh là sự lựa chọn phù hợp với bạn.
* Gợi ý 1 số loại kem chống nắng cho da dầu:
- Innisfree Eco Safety No Sebum Sunblock SPF35
- La Roche Posay Anthelios XL Anti-Shine Dry Touch Gel Cream SPF50
- Skinfood Gold kiwi no sebum SPF35
- The Face Shop Natural Sun Aqua Sun Gel SPF40
- The Face Shop Natural Sun Oil Cut SPF40
- Bioré UV Aqua Rich Watery Essence SPF50
Kem chống nắng cho da mụn:
Rất khó để chọn đúng được loại kem chống nắng thích hợp cho da mụn bởi loại da này luôn cần tránh tối đa sự viêm nhiễm và bít lỗ chân lông.
Bạn cần chọn kem chống nắng có viết trên nhãn là “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông), tránh xa khỏi các loại kem chứa chất dẫn xuất, mùi hương, oxybenzone, cồn và PABA (tức là kem chống nắng hóa học). Ngoài ra cũng không nên dùng những loại kem nhờn, bóng, dạng gel mà thay vào đó là kết cấu kem nhẹ và không chưa dầu
Với da mụn và dễ bị bít lỗ chân lông thì kem chống nắng vật lý (chứa zinc oxide và titanium oxide) là sự lựa chọn tốt hơn hẳn kem chống nắng hóa học.
* Vì kem chống nắng cho da mụn nên thận trọng không được chọn linh tinh nên tớ sẽ đưa ra một số gợi ý cho các bạn luôn nhé:
- Avene High Protection Cleanance Sunscreen SPF30,
- La Roche-Posay Anthelios Anti Shine Matte Fluid SPF 30
- Dermalogica dòng MediBac Clearing Oil Free Matte SPF30
- Dermalogica Super Sensitive Shield SPF30
- Eucerin Sun Fluid Mattifying SPF 50+
- EltaMD UV Clear Broad-Spectrum SPF46
Kem chống nắng khi đi bơi:
Khi tiếp xúc với nước thì hiển nhiên bạn phải cần những loại kem chống nắng chống nước rồi. Đó là những loại có đề “Water Resistant” hoặc “Water Proof” trên bao bì. Những loại này có thể chống được tối đa khoảng 40’ đến 1h và sau đó bạn cần thoa lại để đạt hiệu quả chống nắng tốt nhất.
Kem chống nắng khi trang điểm:
Nếu hay trang điểm thì bạn nên chọn kem chống nắng vật lý hoặc vật lý lai hoá học để khỏi phải bôi lại sau 2h, bôi lại kem chống nắng lên trên lớp trang điểm thì trông rất kỳ cục, mà bạn cũng không thể cứ 2h lại tẩy trang để bôi KCN rồi lại makeup được. Nếu da bạn đổ dầu và bạn lo lắng giảm tác dụng của kem chống nắng thì dùng giấy thấm dầu rồi phủ lại phấn có SPF15-20 là đủ. Hiện giờ đa số các loại phấn phủ đều có SPF nằm trong khoảng đấy. Còn nếu da bạn ko đổ dầu và không có quá nhiều mồ hôi thì cứ để yên vậy thôi.
Nếu bạn không hoặc ít trang điểm, da có dầu và ghét cảm giác nhờn bí thì có thể chọn kem chống nắng hóa học. Nhưng bạn phải luôn nhớ bôi lại kem sau 2-3h nếu ở ngoài nắng lâu. Còn nếu bạn ngồi phòng mát điều hòa, không đổ mồ hôi hay tiếp xúc với nước thì OK, có thể bôi lại sau 4h. Trước khi bôi lại thì rửa sơ qua mặt, thấm khô bớt rồi mới bôi nhé.
Nguồn: Trang Hannah
Bình luận
-
- Ha Nguyen
- 25 tuổi/ Da bình thường/
- Đã có 4 đánh giá
Cảm ơn Mypham.net cho mình thêm kiến thức để tìm hiểu những sản phẩm phù hợp với làn da của mình.
19:55:07 13/03/2022
-
- lu linh
- 23 tuổi/ Da bình thường/
- Đã có 0 đánh giá
Sau những lần mua phải các hãng mỹ phẩm kém chất lượng da mặt em bị mụn, sắc thái kém đi. Sau khi biết đến Mypham.net em biết đến mỹ phẩm tự nhiên tốt cho các loại da. Da em phục hồi nhanh chóng và khỏe hơn
08:44:21 18/12/2021
-
- Dương Thoa
- 39 tuổi/ Da bình thường/
- Đã có 15 đánh giá
Một trong những kỹ năng cần thiết đó là nên biết qua một số thành phần quan trọng trong mỹ phẩm. Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm thì thành phần bạn cần tránh xa đó là oxybenzone và PABA, tức là nên nói không với kem chống nắng hóa học. Thông thường các loại kem chống nắng vật lý thường rất ít khi chứa các thành phần gây kích ứng da, và đó sẽ là l...
07:41:40 11/05/2021
đọc thêm » -
- Lê nương
- 31 tuổi/ Da bình thường/
- Đã có 1082 đánh giá
Mong sẽ biết nhiều loại kem vật lí trên mỹ phẩm.net Bây giờ kem giả nhiều quá. Mình cũng đã từng gặp Sau khi tham gia thành viên của mỹ phẩm.net mình đã biết được nhiều mỹ phẩm tự nhiên và dưỡng da. Da mình đã đẹp lên trông thấy Cảm ơn mỹ phẩm.net
17:57:10 09/05/2021
Bình luận dành riêng cho thành viên. Đăng ký / Đăng nhập